Quy tắc viết chữ kanji nhanh và đẹp
1. Nét trên đến nét dưới, nét trái đến nét phải
Theo quy tắc chung, khi chúng ta viết chữ Hán, nét ngang sẽ được viết từ trái sang, nét dọc viết từ trên xuống. Cách viết này giống với cách viết bảng chữ cái của người Việt Nam chúng ta. Ví dụ:
Chữ “nhất” [一], nét nằm ngang được viết bắt đầu từ bên trái trước
Chữ “nhị” [二] có 2 nét ngang cũng được viết ngang từ trái sang phải và nét trên viết trước, nét dưới viết sau.
Lưu ý: Quy tắc này cũng được áp dụng cho những chữ Kanji phức tạp và nhiều nét hơn. Ví dụ :
Chữ [校] được chia thành 2 phần viết: Phần trái [木] và phần bên phải [交]. Theo quy tắc, ta sẽ viết phần bên trái [木] trước rồi mới viết bên phải [交].
2. Các nét ngang viết trước, nét sổ dọc viết sau
Với các Hán tự có nét ngang và dọc giao nhau thì chúng ta sẽ viết nét ngang đầu tiên rồi viết nét dọc sau. Ví dụ như chữ “thập” (十) - chữ Kanji rất quen thuộc, ta viết theo quy tắc này nét ngang trước rồi mới đến nét dọc.
3. Các nét thẳng và nét xiên ngang được viết sau cùng
Các chữ Kanji có một nét kéo từ trên xuống dưới và cắt ngang qua các nét khác thì được gọi là nét sổ thẳng. Các nét sổ thẳng và nét xiên ngang sẽ được viết sau cùng. Ví dụ:
Chữ “sự” [聿], ở giữa có nét sổ thẳng, ta hãy viết các nét chữ ngang trước rồi mới viết nét dọc cuối cùng.
4. Nét xiên trái viết trước các nét xiên phải
Trong chữ Nhật, các nét xiên trái được gọi là nét phẩy, nét xiên phải là các nét mác.
Lưu ý: quy tắc này sẽ áp dụng cho các nét xiên đối xứng như chữ [文], còn các chữ có nét không đối xứng thì không áp dụng quy tắc này. Trong một số trường hợp các chữ khác, bạn có thể viết ngược lại quy tắc trên.
5. Các chữ Kanji đối xứng sẽ viết phần giữa trước
Đối với các chữ đối xứng theo chiều dọc thì hãy ưu tiên viết nét giữa trước, các nét đối xứng sau. Ví dụ như [兜], [承] và chữ [水].
6. Phần bên ngoài viết trước, bên trong viết sau
Quy tắc này áp dụng cho những chữ Kanji có nét bao quanh khép kín và không khép kín. Tức là viết phần nét bên ngoài trước, nét trong viết sau. Ví dụ như các chữ [日], [口], [同], [月].
7. Với các phần bao quanh, hãy viết các nét sổ dọc bên trái trước
Trong phần bao quanh, những nét sổ dọc bên trái viết trước rồi mới đến các nét bao quanh bên ngoài viết sau. Ví dụ:
Trong chữ [日] và [口], ta viết nét dọc nằm bên trái (|) trước, tiếp sau đó sẽ đến đường nằm phía trên cùng, rồi mới đến đường nằm bên phải (┐).
8. Nét dưới đáy được viết sau cùng trong các phần bao quanh
Đối với những chữ bao quanh, có các nét nằm dưới đáy thì nét đó sẽ được viết sau cùng. Ví dụ như các chữ [道], chữ [建] và [凶].
9. Các nét chấm nhỏ viết sau cùng
Trong những chữ Kanji có chấm nhỏ như [玉], [求] và [朮], nét chấm nhỏ sẽ được viết sau cùng. Quy tắc này cũng rất giống như quy tắc viết dấu sau cùng của tiếng Việt.
Đó là 9 quy tắc cơ bản mà bạn phải thuộc lòng khi viết chữ Kanji. 9 quy tắc trên khá giống với những quy tắc trong tiếng Việt nên nó sẽ là một lợi thế dành cho bạn. Viết chữ Kanji thật sự không quá phức tạp như bạn nghĩ đúng không?. Đừng quá sợ hãi mà bỏ qua bảng chữ quan trọng này nhé!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy:
Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân:
Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở Long Biên:
Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở Quận 10:
Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:
Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM
Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline: 1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Khám phá thế giới dưới biển qua các từ vựng tiếng Nhật
Tất tần tật các từ vựng Kanji có liên quan tới chữ “Lực” (力)
Yếu tố quyết định thành công trong luyện giao tiếp tiếng Nhật
Sử dụng trạng từ chỉ thời gian trong tiếng Nhật
Cách viết năm yếu tố trong Kanji Nhật Bản
Chào tạm biệt trong tiếng Nhật nói thế nào cho đúng?