Tìm hiểu về bảng chữ cái katakana
Bảng chữ Katakana có nguồn gốc như thế nào?
Sau sự xuất hiện của bảng chữ cái Hiragana, bảng chữ cái Katakana cũng được ra đời ngay sau đó. Có thể nói các chữ Katakana được tạo ra từ một phần của chữ Kanji, đến nay chữ Katakana đã có một vài sự cải tiến, không còn hình dáng như ban đầu của chữ Kanji gốc.Theo các tài liệu cổ của Nhật Bản ghi lại, Katakana có nguồn gốc từ thơ “Vạn diệp tập” - đây là tập thơ cổ đại đồ sộ của Nhật Bản với 20 chương. Thời điểm này (cuối thế kỷ VI) cũng là lúc nền văn hóa Trung Hoa bắt đầu lan rộng tại Nhật, các học giả dần dần bị ảnh hưởng bởi hệ thống chữ Hán tự. Chính vì thế chữ Katakana ra đời với mục đích dùng để ký hiệu cho các câu văn nhằm bổ sung cách đọc cho chữ Hán, để nhấn mạnh vào một từ hoặc một cụm từ nào đó.
Mục đích sử dụng bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana
Chữ cái Katakana được sử dụng cho các mục đích chính sau:Biểu thị cho các từ tượng thanh
Ví dụ:
Sarasara (サラサラ: róc rách)
Doki doki (ドキドキ: tiếng tim đập thình thịch),…
Dùng để viết tên của các quốc gia không thuộc văn hóa chữ Hán
Ví dụ:
ベトナム:Việt Nam
オーストラリア:Australia
Phiên âm cho tiếng nước ngoài
Ví dụ:
コミュニケーション:Communication
インターネット:Internet
チョコレート:Chocolate (sô cô la)
Biểu thị tên của các loài động – thực vật theo khoa học
Ví Dụ:
Ushi (ウシ): bò
Sakura (サクラ): hoa anh đào
Viết tên công ty
Thuật ngữ trong khoa học, kỹ thuật
Sử dụng cho từ láy
Cách thêm Dakuten trong Katakana
カ → ガ (GA)サ → ザ (ZA)
タ → ダ (DA)
ハ → バ (BA)
ハ → パ (PA)
Tuy nhiên không phải chữ Katakana nào cũng sử dụng nguyên tắc thêm Dakuten như trên ví dụ như:
ウ → ヴ (VU → "BU")
Người Nhật khó phát âm một cách chuẩn xác âm V- vì vậy nó sẽ trở thành “Bu” chứ không phải “Vu”.
Cách kết hợp Katakana nhỏ với Katakana lớn
キャ、キュ、キョ → KYA, KYU, KYOギャ、ギュ、ギョ → GYA, GYU, GYO
シャ、シュ、ショ → SHA, SHU, SHO
ジャ、ジュ、ジョ → JYA, JYU, JYO (hoặc JA, JU, JO)
チャ、チュ、チョ → CHA, CHU, CHO
ヂャ、ヂュ、ヂョ → DZYA, DZYU, DZYO
ニャ、ニュ、ニョ → NYA, NYU, NYO
ヒャ、ヒュ、ヒョ → HYA, HYU, HYO
ビャ、ビュ、ビョ → BYA, BYU, BYO
ピャ、ピュ、ピョ → PYA, PYU, PYO
ミャ、ミュ、ミョ → MYA, MYU, MYO
リャ、リュ、リョ → RYA, RYU, RYO
Ngoài các cách kết hợp như phía trên, Katakana còn phải biểu hiện rất nhiều các âm khác, ví dụ như âm V-, phát âm chuẩn nhất trong tiếng Nhật là Bw~
ヴァ → BWA (VA)
ヴィ → BWI (VI)
ヴ → BU (VU)
ヴェ → BWE (VE)
ヴォ → BWO (VO)
Hoặc âm W-
ウィ → Wi (UI)
ウェ → We (UE)
ウォ → Wo (UO)
Hay âm F-
ファ → Fa
フィ → Fi
フェ → Fe
フォ → Fo
Bạn có thể tham khảo thêm một số cách tạo thành âm từ việc kết hợp các chữ Katakana với nhau như sau:
シェ → she
ジェ → je
チェ → che
トゥ → to
ティ → ty
ドゥ → du
ディ → dy
Điều quan trọng nhất ở đây là để có thể quen thuộc với những âm bổ sung này các bạn cần tiếp xúc thường xuyên để dần trở nên quen thuộc. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là bạn sẽ phải thay đổi lại cách phát âm của bản thân để có thể nói sao cho chuẩn nhất với người Nhật bởi lẽ đa phần những từ này là những từ bạn đã quen thuộc từ trước đó.
Trên đây là những kiến thức về bảng chữ Katakana bạn có thể tham khảo thêm. Để hiểu rõ nhất về chữ Katakana này bạn hãy tham gia ngay khóa học tiếng Nhật sơ cấp tại Nhật ngữ SOFL để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy:
Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân:
Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở Long Biên:
Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở Quận 10:
Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:
Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM
Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline: 1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Khám phá thế giới dưới biển qua các từ vựng tiếng Nhật
Tất tần tật các từ vựng Kanji có liên quan tới chữ “Lực” (力)
Yếu tố quyết định thành công trong luyện giao tiếp tiếng Nhật
Sử dụng trạng từ chỉ thời gian trong tiếng Nhật
Cách viết năm yếu tố trong Kanji Nhật Bản
Chào tạm biệt trong tiếng Nhật nói thế nào cho đúng?