Đang thực hiện

Bạn đã dùng San, Chan, Kun, Sama đúng cách giao tiếp tiếng Nhật chưa ?

Thời gian đăng: 19/04/2018 08:36

Biết cách giao tiếp tiếng Nhật ngoài việc thể hiện được khả năng của bản thân bạn còn cho người ta thấy bạn hiểu về văn hóa Nhật Bản. Đặc biệt khi bạn phân biệt San, Chan, Kun, Sama đúng cách. Hôm nay, Nhật ngữ SOFL sẽ bật mí các dùng của nó để bạn nói chuyện được thuận tiện hơn nhé.

Cách dùng San, Chan, Kun, Sam trong tiếng Nhật
Cách dùng San, Chan, Kun, Sam trong tiếng Nhật​

Ý nghĩa của San, Chan, Kun, Sam trong cách giao tiếp tiếng Nhật.

Người Nhật rất coi trọng các quy tắc và lễ nghi trong giao tiếp tiếng Nhật. Không chỉ thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, nó còn cho thấy mức độ thân thiết, kính trọng và nói lên mối quan hệ giữa những người trong cuộc hội thoại đó.

Sử dụng San, Chan, Kun, Sama khi giao tiếp tiếng Nhật

Với hậu tố さん (San)

Hậu tố さん (San) đã quá quen thuộc với các bạn khi học tiếng Nhật qua phim hay trong các gọi đơn thuần của người Nhật rồi phải không ?. さん (San) được dùng với hầu hết các tên gọi trong các tình huống giao tiếp và hội thoại tiếng Nhật thông thường. Nhưng điểm đặc biệt để phân biệt さん (San) với các hậu tố khác đó là không dùng さん (San) làm hậu tố cho tên của mình. さん (San) không dùng khi gọi trẻ con và những người lớn tuổi có địa vị xã hội.

Sử dụng  San, Chan, Kun, Sam trong giao tiếp
Sử dụng  San, Chan, Kun, Sam trong giao tiếp​

Với hậu tố さま ( Sama)

Có nhiều bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật khá bối rối khi gặp từ này. Từ này rất hiếm khi gặp khi nói chuyện thông thường, nhưng nếu bạn sử dụng sai cách thì lại gây ra sự mất thiện cảm và được coi là vô lễ rất lớn với người đối diện:

  • Khi gặp khách hàng quan trọng của mình người ta thường gọi là okyaku-sama:  quý khách

  • Khi bạn bày tỏ thái độ kinh phục, ngưỡng mộ một ai đó

  • Tuyệt đối không được dùng さま ( Sama), nhất là đằng sau tên của mình. Điều đó được coi là vô cùng bất lịch sự

Với hậu tố くん (Kun)

Đây là cách gọi đặc trưng thể hiện sự thân mật của người lớn dành cho con trai của mình, hoặc các em nhỏ là con trai. Khi nói chuyện bạn không nên dùng Kun với những người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn, trừ khi đó là anh em ruột thịt thân thiết trong gia đình. くん (Kun) còn được giáo viên sử dụng để gọi các học sinh nam trong lớp của mình để thể hiện sự thân thiện, gần gũi.

Với hậu tố ちゃん (chan)
ちゃん (chan) cũng được sử dụng tương tự như くん (Kun). Nhưng được dùng để gọi bé gái. Thông thường nó sẽ được dùng để gọi trẻ con hoặc các thành viên nữ trong gia đình. Ngoài ra nó còn được dùng để gọi người yêu một cách thân mật. Bạn cũng có thể gọi bạn gái thân của mình bằng ちゃん (chan).  Giống như くん (Kun), bạn cũng không nên dùng để gọi với những người có địa vị cao hơn mình.

Còn rất nhiều những hậu tố được dùng kèm với tên khi học tiếng Nhật khác như:

  • ちゃま: chama có nghĩa ngưỡng mộ với kiến thức, tài năng của người đó

  • せんせい: sensei: Đặt đằng sau tên của giáo viên thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ tri thức

  • どの: dono: Dùng khi xưng hô với ông chủ. Cách dùng này hiện nay đã hạn chế sử dụng

  • し: shi thế hiện sự ngưỡng mộ đối với những người kĩ sư có chuyên môn.

  • せんぱいsenpai:  dùng để gọi những người đi trước, đàn anh, tiền bối

  • こうはい: kouhai: Dùng để gọi bậc đàn em.

Qua bài viết này Trung tâm tiếng Nhật SOFL mong rằng bạn sẽ có cách giao tiếp tiếng Nhật một cách chuẩn nhất. Để người đối diện thấy bạn am hiểu văn hóa của Nhật như thế nào nhé.

 


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL


Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)

Các tin khác