Đang thực hiện

Kính ngữ trong tiếng Nhật là như thế nào

Thời gian đăng: 11/11/2015 15:28
Các bạn chưa học tiếng Nhật thì có thể chưa biết là trong tiếng Nhật còn có phân chia ra là nói có kính ngữ và nói không có kính ngữ. Vậy sự khác nhau giữa 2 cách nói này là như thế nào, khi nào dùng kính ngữ khi nào không sẽ là thắc mắc của nhiều người.
 
Kính ngữ trong tiếng Nhật là như thế nào
Kính ngữ trong tiếng Nhật là như thế nào

 
Vậy hôm nay hãy cùng Lớp học tiếng Nhật SOFL tìm hiểu kính ngữ là gì và được sử dụng như thế nào nhé.
Đối với những người học tiếng Nhật thì có lẽ phần kính ngữ là một phần mà các bạn ít để ý nhất, tuy nhiên đây lại là một phần rất khó học đó. Khi nói chuyện với người Nhật Bản, họ sẽ ít đánh giá chúng ta qua việc nói có lưu loát hay không mà đánh giá chúng ta qua việc sử dụng kính ngữ như thế nào. 

Người Nhật rất coi trọng sự tôn trọng, lễ phép của người dưới với người trên nên việc sử dụng kính ngữ đúng với họ là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về kính ngữ nhé.

QUY TẮC VÀ PHÂN LOẠI KÍNH NGỮ:

Kính ngữ được dùng đối với người trên, hoặc người không có quan hệ gần gũi, và thường dùng trong những trường hợp trang trọng. Đặc biệt trong các vấn đề giao dịch, kinh doanh. Là những từ ngữ dùng để biểu hiện tôn kính những trạng thái, hành động, thuộc tính… của đối phương.
 
Kính ngữ trong tiếng Nhật là như thế nào
Quy tắc và phân loại kính ngữ

 

Kính ngữ gồm có 3 loại

   1. 尊敬語  (そんけいご) (Tôn kính ngữ)
   2. 謙譲語 (けんじょうご) (Khiêm nhượng ngữ)
   3. ご丁寧語 (ていねいご) (Lịch sự ngữ)

● Gắn tiếp đầu ngữ 接頭辞 (せっとうじ) : 「お」hay「ご」
    VD:   お手紙 : bức thư ご意見 : ý kiến
● Gắn「れる」 「られる」vào hành động của đối phương
Động từ sẽ được chia ở thể Phủ định vắn tắt(thể ない) rồi bỏ ない.
    VD:  行かない >>> 行か 来ない >>> 来
Sau đó sẽ kết hợp công thức như sau:
       行かれる 来られる
● Gắn お・ご+<連用形 (れんようけい)>+になる
Động từ sẽ được chia ở thể Liên dụng từ (連用形). Là hình thức chia danh động từ sang thể 「ます」rồi bỏ「ます」.
     VD:   帰ります >>> 帰り 売ります >>> 売り
Sau đó sẽ kết hợp công thức như sau:
     VD:  お帰りになる ご覧になる
         社長はもうお帰りになりました。(Ông giám đốc đã về rồi)
Là từ ngữ dùng để hạ thấp, hay nhún nhường những gì thuộc về mình.

Xem Thêm : Học tiếng Nhật trực tuyến tại SOFL

● Gắn お・ご+<れんようけい連用形>+する
   お帰りする ご案内する
    VD: * So sánh giữa 2 câu sau:
 - この問題について案内します。(Tôi sẽ hướng dẫn anh về vấn đề này).
 - この問題についてご案内します。(Xin phép được hướng dẫn anh về vấn đề này)
Ta thấy về mặt ngữ nghĩa 2 câu trên không thay đổi, nhưng về tính chất thì rõ ràng khác nhau.
● Gắn 「いたす」「させていただく」thể hiện ý lịch sự, lễ phép hơn cả mẫu trên.
      VD:  紹介させていただきます。
             おか書きいたします。
Biểu hiện cách nói lịch sự đối với người không có quan hệ trên dưới, hoặc những người mới quen.
● Dùng thể 「です」 「ます」 「ございます」
* Ngoài ra, bên cạnh những quy tắc trên, còn có một số từ ngữ mà tôi xin tạm gọi là bất quy tắc (giống như động từ bất quy tắc trong tiếng Anh).Vì chúng không có quy tắc nào cả, nên đành phải học thuộc lòng thôi.
Chúc các bạn học tập tốt và ngày càng thêm yêu tiếng Nhật nhé!


Những câu kính ngữ trong tiếng Nhật trên đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về nét văn học của người Nhật Bản


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL


Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)

Các tin khác