Học chữ Kanji tiếng Nhật
Bạn cần chú ý đến đặc điểm của bộ chữ Hán này với một số chi tiết sau đây để việc học hiệu quả hơn nhé !
I. Cấu trúc chữ Kanji
Cấu trúc chữ Kanji
Thường thì chữ kanji trong tiếng Nhật đều được tạo thành từ 2 phần chính:
1. Phần bộ: mang ý nghĩa của chữ
Ví dụ: Các chữ có liên quan tới con người đều có bộ Nhân, liên quan tới nước có bộ Thủy, tới cây có bộ Mộc, tới lời nói có bộ Ngôn…Bộ thường được viết bên trái như bộ Nhân Đứng イ trong chữ Trú 住 . Hoặc bên phải như bộ Đao刂 trong chữ Phẩu 剖( dùng để giải phẩu ) hoặc phía trên như bộ Thảo trong chữ Dược 薬 ( Vì thuốc ngày xưa chủ yếu từ cây cỏ ), hoặc dưới như bộ Tâm心 trong chữ Cảm 感( con tim cảm nhận )...Việc nhận định hình thù và vị trí viết của các bộ hơi khó đối với người mới học, nhưng nếu đã học qua 1 lần có thể nhớ ra ngay, và như vậy mỗi chữ Kanji chỉ cần nhớ phân nửa chữ còn lại ( phần chỉ âm ) là xong và học chữ Kanji sẽ thấy đơn giản còn phân nửa.
2. Phần âm: Chỉ âm đọc của chữ
Cạnh phần bộ là phần âm. Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa. Tuy nhiên có thể nhận biết quy tắc này trong 1 số chữ:Ví dụ: 白Bạch ( trắng ), 百Bách ( Trăm ), 伯Bá ( Chú bác ), 拍Phách ( nhịp ),泊 Bạc ( phiêu bạc ), 迫Bách ( thúc bách ).
Ví dụ vừa kể có nhiều, song không phải là tất cả, nó không giúp chúng ta quyết định từng chữ phải viết như thế nào, nhưng khi thấy nó, ta có thể phần nào đoán được âm đọc ( một phần có thể đoán từ ý nghĩa của phần “ Bộ “, và ký ức của mình về các từ liên quan ).
Dạy cách chỉ âm đọc chữ cái
3. Các đặc điểm khác về cấu trúc
Chữ Kanji tiếng Nhật trông rất phức tạp vì gồm nhiều nét, ngang dọc lung tung, rất khó nhớ. Tuy nhiên, mỗi chữ đều hình thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản.Giống như chữ Trường trong Việt ngữ do chữ t, r, ư, ơ, n, g và dấu huyền hợp thành, chữ 漢字 cũng vậy, như chữ Phúc福 gồm bộ Thịネ, chữ Nhất一, chữ Khẩuロ, chữ Điền田. Do vậy, để nhớ ta phải phân tích nó ra, hay nói ra hơn phải đánh vần nó, như trường hợp chữ Phúc sẽ đánh vần tựa như sau: Bộ Thị, Nhất, Khẩu, Điền ( tất nhiên phải đánh vần theo thứ tự Viết ). Như vậy sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều !
4. Chữ Kanji 漢字 do nhiều bộ phận nhiều chữ đơn giản hợp lại
Ví dụ: chữ Nam男 gồm bộ Điền 田cộng với Lực 力, nghĩa là người làm việc chính trên đồng ruộng, hay chữ Dũng 勇 gồm chữマ, chữ Nam 男, chữ Liệt 劣gồm chữ Thiểu 少và bộ Lực力, nghĩa là thiếu sức. Điểm này không hoàn toàn đúng với mọi mặt chữ, nhưng có thể dùng nó để đặt thành những câu vè để dễ nhớ.Tóm lại, khi học chữ Kanji nên lưu ý tới sự tồn tại của các Bộ và sự kết hợp của các chữ đơn giản, các chữ có cấu trúc giống nhau thường có âm đọc gần giống nhau, hay ý nghĩa của chữ đôi khi có thể suy luận từ các bộ phận cấu thành.
Xem Thêm : Chuong trinh hoc tieng nhat truc tuyen siêu hiệu quả
II. Cách nhớ mặt chữ
Ngoài cách nhớ nói trên ( bộ, và các chữ đơn giản ghép thành ) cũng nên biết các nguyên tắc sau đây:Chữ Kanjidễ quên, cần xem lại thường xuyên ( nếu được nên xem lại mỗi ngày ).
Thay vì dùng nhiều thời gian để học một chữ, nên học lướt qua chữ đó nhiều lần ( mỗi chữ chỉ nên học 1, 2 giây, nhưng nên nhìn lại hàng trăm lần tại các thời điểm khác nhau ).
III. Cách viết
Chữ Kanji được viết theo thứ tự: “Trái trước phải sau, trên trước dưới sau, ngang trước sổsau”.Ví dụ: Chữ Hiệu 校. Ta phải viết bộ Mộc trước vì nó nằm ở bên trái ( gồm 1 nét ngang, 1 nét sổ thẳng, 2 nét phẩy 2 bên ) rồi tới chữ đầu ( gồm 1 chấm, 1 ngang ) và chữ Giao ( gồm chữ Bát và 2 nét phẩy đè lên nhau ).
Cũng có người viết không tuân thủ 100% quy tắc trên, mà viết theo sự thuận tay. Tuy nhiên đối với người mới học, nên tuân thủ nguyên tắc trên là tốt nhất.
Cách viết chữ Kanji đúng và đẹp
Tổng kết
Trong sách chữ Kanji được xếp theo bộ vì người Việt có thể hiểu được nghĩa phần lớn các chữ Kanji ( dẫu không nhận mặt chữ được hay viết được ), nhưng có thể nhớ được Bộ của từng chữ, chỉ phải học phần còn lại ngoài Bộ mà thôi.Tên gọi và hình thù các bộ được liệt kê trong bảng kê các bộ, khi mới học không cần nhớ ngay bảng này, mà chỉ dùng nó để tra cứu, mỗi khi quên tên gọi của Bộ.
Chỉ nên học viết sau khi đã thuộc kỹ mặt chữ, thuộc tới mức có thể nhắm mắt lại tưởng tượng ra hình dạng của nó ( theo thứ tự đánh vần ). Khi đó hãy cố tưởng tượng vẽ lại hình dạng đã tưởng tượng. Nếu vẽ ( hay viết ) đúng, có nghĩa là ta đã thuộc được chữ. Nếu sai, xem xét lại chỗ nào, viết lại lần nữa, và lần này chắc chắn sẽ không còn sai. Tóm lại, chỉ cần tập viết khoảng 2 lần là đủ.
Nhưng điểm phương pháp học chữ Kanji hiệu quả nhất vẫn là chuyện phải thường xuyên xem lại các chữ đã học, vì chúng rất dễ quên. Và các bạn đã nắm rõ đặc điểm cơ bản của chữ Kanji trong tiếng Nhật,
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy:
Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân:
Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở Long Biên:
Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở Quận 10:
Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:
Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM
Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline: 1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
SIÊU KHUYẾN MÃI mùa CORONA - Khóa học tiếng Nhật trực tuyến SOFL
ƯU ĐÃI GIẢM 50% HỌC PHÍ LẦN ĐẦU TIÊN CÓ TẠI SOFL
Bí quyết để không bỏ cuộc khi học bảng chữ cái tiếng Nhật
Đăng ký học tiếng Nhật tháng 3 - X3 quà tặng từ SOFL
100 từ vựng tiếng Nhật thường gặp nhất trong manga
Bí quyết luyện nghe tiếng Nhật N5 tiến bộ