Đang thực hiện

Tại sao tiếng Nhật lại có đến 3 bảng chữ cái

Thời gian đăng: 25/01/2016 15:12
Khi có ý định học tiếng Nhật chắc hẳn ai cũng sẽ tìm hiểu sơ qua tiếng Nhật là như thế nào, và ai cũng sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng tiếng Nhật có đến 3 bảng chứ cái chính thống và được sử dụng cùng nhau.
Tại sao tiếng Nhật lại có đến 3 bảng chữ cái
Tại sao tiếng Nhật lại có đến 3 bảng chữ cái

 
Đây hẳn sẽ là một thắc mắc lớn đối với nhiều người, tự hỏi không hiểu vì sao họ lại cần dùng đến 3 bảng chữ cái, tạo khó khăn cho người nước ngoài muốn học tiếng Nhật.

Vậy hôm nay hãy cùng Lớp học tiếng Nhật SOFL tìm hiểu về nguyên nhân mà người Nhật cần dùng đến cả 3 bảng chữ cái trong cuộc sống nha. Tìm hiểu rồi thì bạn còn dễ dàng phân biệt và sử dụng chúng thật đúng nữa đó.

Không giống như hầu hết các quốc gia khác chỉ có duy nhất 1 bảng chữ cái chính thống và được sử dụng phổ biến thì tiếng Nhật lại sử dụng cả 3 bảng chữ cái là Hiragana, KatakanaKanji đều là bảng chữ cái chính thống. Và cả 3 bảng chữ cái này đều là chữ tượng hình, khác hoàn toàn với chữ Latin quen thuộc với người Việt chúng ta.
Tại sao tiếng Nhật lại có đến 3 bảng chữ cái
3 bảng chữ cái tiếng Nhật

Lịch sử hình thành của 3 bảng chữ cái tiếng Nhật

Đầu tiên là phải nói đến chữ Kanji. Bộ chữ Kanji được hình thành đầu tiên, có tuổi thọ lâu đời nhất và cũng được sử dụng một cách phổ biến nhất. Người Nhật cho rằng dùng chữ Kanji giúp cho việc đọc hiểu trở nên thực sự dễ dàng và ngôn ngữ đều mang những ý nghĩa rất sâu sắc.

Tuy nhiên, chữ Kanji cũng sớm bộc lộ ra những hạn chế nhất định của nó, bởi trong khi tiếng Hán là đơn âm thì tiếng Nhật hầu như là phải ghép vài âm tiết vào mới thành một từ, và hơn nữa là từ này khi chia quá khứ, hiện tại và tương lai thì cũng lại khác nhau. Do những khiếm khuyết này mà người Nhật cần phải tạo ra thêm một bộ chữ mới để khắc phục được những lỗi này.

Do vậy mà có sự ra đời của bộ chữ Hiragana đó. Bộ chữ này ra đời đã giải quyết được vấn đề của chữ Kanji, việc chia các thì trở nên dễ dàng hơn. Việc này được giải quyết bằng cách sử dụng kết hợp cả 2 bảng chữ cái, chữ Kanji để thể hiện ý nghĩa và chữ Hiragana để thực hiện chức năng ngữ pháp.

Xem Thêm : Mẹo học tiếng Nhật trực tuyến siêu hiệu quả
 
Bằng cách sử dụng kết hợp này, hệ thống chữ viết tiếng Nhật vừa đơn giản, vừa dễ hiểu hơn mà vẫn thực hiên đầy đủ chức năng ngôn ngữ của nó.

Vậy các vấn đề đã được giải quyết rồi thì sao lại có sự xuất hiện của bảng chữ cái Katakana nhỉ?

Có một vấn đề mà chữ Kanji hay Hiragana không thể sử dụng được đó là khi phiên âm tiếng nước ngoài như tên riêng, tên địa danh… hay thuật ngữ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật. Nếu sử dụng chữ Hiragana để viết thì người Nhật sẽ rất khó hiểu bởi họ sẽ nhầm tưởng rằng đó là tiếng Nhật và cố suy diễn để hiểu ra tiếng Nhật. 
Ví dụ:
ベトナム:Việt Nam
インターネット:Internet\

Do vậy mà bảng chữ cái Katakana ra đời, nó sẽ chuyên để phiên âm các từ nước ngoài để tránh gây nhầm lẫn. Ngoài ra chữ này cũng được sử dụng để nhấn mạnh câu, dùng như chữ viết hoa trong tiếng Việt. Hoặc còn được dùng để gọi tên các loại động thực vật mà không thể dùng chữ Kanji hoặc nếu dùng chữ Kanji thì quá phức tạp.
Tại sao tiếng Nhật lại có đến 3 bảng chữ cái
Học bảng chữ cái Katakana tiếng Nhật

 
Các bạn đã hiểu tại sao mà tiếng Nhật có đến 3 bảng chữ cái và cách phân biệt chúng chưa nào. Tiếng Nhật càng học và tìm hiểu thì các bạn sẽ càng thấy nó rất thú vị đấy.


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL


Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 491B Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)

Các tin khác